Nhu cầu về viên nhiên liệu sinh học (viên nén gỗ) tại Nhật Bản ngày càng tăng. Đây là một cơ hội tốt cho Thái Lan để ký hợp đồng cung cấp viên nén gỗ dài hạn cho thị trường khó tính này.
Nhu cầu về viên nhiên liệu sinh học (viên nén gỗ) tại Nhật Bản ngày càng tăng từ sau khi một nhà máy sản xuất điện dựa trên nhiên liệu sinh học của quốc gia này được khai trương.
Dự kiến từ năm 2019 - 2022, các nhà máy sản xuất điện dựa trên nhiên liệu sinh học sẽ bắt đầu hoạt động, đòi hỏi hơn 2.000 kilowatt. Nhu cầu nhiên liệu từ gỗ có thể tăng vọt nhanh chóng, do đó, không thể tránh khỏi việc nhập khẩu viên nén gỗ. Đây là một cơ hội tốt cho Thái Lan - một nhà sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ cho Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản - Thái Lan là 2 nước đồng minh với mục tiêu tăng cường tính bền vững của nguyên liệu thô đặc biệt cho các nhà máy phát điện mới trong tương lai gần.
Viên nén gỗ không phải là vật liệu xa lạ đối với Việt Nam. Bản thân Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu viên nén gỗ hàng đầu cho Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu. (Xem thêm:
Xuất khẩu viên nén gỗ ở Việt Nam: Tăng trưởng nhanh và giá thấp ) Nguyên liệu sinh học này thường được sử dụng trong một số ngành công nghiệp và nhà máy phát điện (Viên nén gỗ cũng được sử dụng trong sinh hoạt nhưng số lượng không đáng kể). Nhu cầu viên nén gỗ ở nước ngoài là rất cần thiết do tình trạng kiệt quệ nhiên liệu hóa thạch và mối quan tâm đặc biệt với các năng lượng thay thế.
Thông thường, nhiên liệu sinh học được làm bằng các nguyên liệu như trấu, thân cây ngô, rễ sắn, vỏ cọ, vỏ cây, dăm gỗ hoặc mùn cưa từ các nhà máy chế biến gỗ. Chúng sẽ được xử lý, sấy khô và nén thành viên nén có độ ẩm thấp, giá trị nhiệt cao và thuận tiện cho việc lưu trữ và vận chuyển.
► Tìm hiểu thêm về
vien nen go
Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 quốc gia châu Á đi đầu trong việc sử dụng nhiên liệu sinh học, do đó, sản lượng sản xuất ra không thể phục vụ nhu cầu của người dân. Mỗi năm, hai nước nhập khẩu hơn triệu tấn nhiên liệu sinh học. Dự kiến Nhật Bản sẽ yêu cầu từ 1.2 triệu tấn nhiên liệu sinh học vào năm 2019 đến 5 triệu tấn vào năm 2022.
Thái Lan là một quốc gia có năng lực cao về nguyên liệu. Bên cạnh gỗ được sử dụng cho đồ nội thất, chất thải gỗ và mùn cưa có thể trở thành nguyên liệu chính cho viên nén gỗ. Khoảng 8 triệu chất thải gỗ và mùn cưa mỗi năm có thể đem về 30.000 triệu Baht (Khoảng 22 tỷ VNĐ) về giá trị kinh tế.
Một ước tính khác suy đoán rằng, giữa năm 2019 - 2022, tốc độ tăng trưởng của nhu cầu nhiên liệu sinh học sẽ đạt 54.5%. Do đó, nhu cầu nhiên liệu sinh học ngày càng tăng từ các quốc gia khác là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất và nhập khẩu ở Bắc Mỹ như Canada và châu Á như Việt Nam. Cả hai quốc gia đang thống trị viên nén gỗ Nhật Bản với lần lượt khoảng 630.000 tấn và 380.000 tấn viên gỗ xuất khẩu sang Nhật, chiếm 95% trong năm 2018.
Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 12.000 tấn nhiên liệu sinh học sang Nhật Bản - chiếm tổng thị phần khoảng 1.2%. điều này là do nhà máy sản xuất điện nhiên liệu sinh học hiện có ở Nhật Bản có hợp đồng mua dài hạn viên nén gỗ với Canada trong tối đa 20 năm.
Cuối cùng, một yếu tố chính cho thấy năng lực xuất khẩu viên nén gỗ của Thái Lan sang Nhật Bản bao gồm tạo niềm tin cho các nhà nhập khẩu, liên quan đến lượng sản phẩm và khả năng cung cấp nguyên liệu thô trong hợp đồng mua bán vì Nhật Bản thường muốn ký hợp đồng dài hạn với đối tác. Đồng thời, các doanh nhân Thái Lan có thể sử dụng cơ hội này để cải tiến các sản phẩm để mang lại giá trị nhiệt cao hơn và mở rộng thị trường ở các quốc gia khác có nhiều cơ hội hơn.
Theo sugar-asia.com