Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của viên nén gỗ Việt Nam. Hiểu hơn về nhu cầu viên nén gỗ tại Nhật Bản giúp bạn có kế hoạch kinh doanh viên nén gỗ chính xác và hợp lý hơn.
Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của viên nén gỗ Việt Nam. Hiểu hơn về nhu cầu viên nén gỗ tại Nhật Bản giúp bạn có kế hoạch kinh doanh viên nén gỗ chính xác và hợp lý hơn. Trong bài viết dưới đây, viên nén gỗ Gia Vũ sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến nhu cầu của Nhật Bản về viên nén gỗ trong tương lai. Đừng bỏ qua bài viết hữu ích này các bạn nhé!
Nhu cầu viên nén gỗ
Mức tiêu thụ viên nén gỗ của Nhật Bản tiếp tục tăng đáng kể sau thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011, do Chính phủ nước này đã nhắm mục tiêu xây dựng hệ thống cung cấp năng lượng sinh khối tốt nhất có công suất khoảng 4GW vào năm 2030.
Từ bây giờ cho đến lúc đó, nhu cầu viên nén gỗ của Nhật Bản có thể tăng đến 15 triệu tấn mỗi năm - một mức tăng đáng kinh ngạc so với con số 500.000 tấn trong năm 2017 (tăng khoảng 3000%). Nhưng, nhu cầu này đến từ đâu trong tương lai?
Nhu cầu viên nén gỗ được xác định bởi 3 chính sách: Hỗ trợ giá cố định cho năng lượng tái tạo, tiêu chuẩn hiệu suất nhiệt của than, mục tiêu phát thải carbon.
Trong thời hạn hợp đồng 20 năm, FiT cung cấp cho các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) một mức giá được đảm bảo cho điện được tạo ra bởi băng lượng tái tạo. Hiện tại, giá điện được tạo ra bởi các vật liệu gỗ bao gồm viên nén gỗ, dăm gỗ và vỏ hạt cọ được hạ từ 24yen/kwh xuống 21yen/kwh. METI vẽ ra một kế hoạch về cấu trúc năng lượng tối ưu của người dùng trong năm 2030. Theo kế hoạch này, việc sản xuất năng lượng sinh khối chiếm 4.1% tổng sản lượng điện trong nước.
Năm 2018, Nhật Bản có 145 cơ sở sản xuất viên nén với sản lượng 125.000 tấn mỗi năm. Để bù đắp sự thiếu hụt này, Nhật Bản phải dựa vào nhập khẩu viên nén gỗ từ các nước khác. Canada luôn là nhà cung cấp viên nén gỗ lớn nhất cho Nhật Bản, theo sau đó là Việt Nam và Malaysia đều chiếm thị phần lớn.
Trong khi Việt Nam có ưu thế về giá viên nén gỗ trên mỗi tấn, người mua Nhật Bản vẫn duy trì các tiêu chí nghiêm ngặt về chất lượng và tính bền vững của viên nén. Bởi tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, họ thường nhập khẩu viên nén gỗ của Canada với giá trung bình cao hơn đáng kể so với giá phải trả trong các thị trường sinh khối đang phát triển khác.
Nguồn nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất viên nén gỗ tại Nhật Bản đó là dăm gỗ lá kim. Việc sản xuất viên nén gỗ ở Nhật Bản tương đối ổn định, trong khi nhu cầu lại tăng lên, điều này mở ra cơ hội cho các nhà cung cấp viên nén gỗ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
► Tìm hiểu thêm về viên nén gỗ Việt Nam: vien nen go
Chiến lược tương lai
Chiến lược dài hạn của Nhật Bản là tìm kiếm các viên nén gỗ chất lượng cao và ký hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất đáng tin cậy.
Khi các thị trường sinh khối ở Nhật Bản và trên khắp châu Á trường thành, sự cạnh tranh sẽ ngày càng căng đối với viên nén gỗ và dăm gỗ sẽ tạo cơ hội cho các nhà cung cấp nhiên liệu này trên toàn cầu. Các nhà sản xuất sinh khối tại các thị trường này sẽ yêu cầu chất lượng viên nén gỗ và cả dăm gỗ phải đảm bảo sự an toàn. Do đó, họ sẽ yêu cầu các chiến lược mua bán mạnh mẽ, đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng, phân tích chi phí, quy trình thẩm định nhà cung cấp và chiến lượng đàm phán hợp đồng.
► Xem thêm:
TOP 10 Quốc Gia Quan Tâm Đến Năng Lượng Sinh Khối
Trên đây là một vài chia sẻ của viên nén gỗ Gia Vũ về nhu cầu viên nén gỗ tại Nhật Bản trong thời gian tới. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nhu cầu viên nén gỗ của Nhật Bản và mục tiêu năng lượng sinh khối mà họ đang hướng tới, để từ đó có thể nắm bắt cơ hội xuất khẩu viên nén gỗ sang Nhật Bản.