Điện sinh khối là nguồn điện được sản xuất từ vật liệu sinh khối. Càng ngày, điện sinh khối càng được ưa chuộng bởi hiệu quả năng lượng cao lại thân thiện với môi trường. Tham khảo bài viết dưới đây để biết điện sinh khối là gì và cách để tạo ra điện từ sinh khối.
Điện sinh khối là gì?
Điện sinh khối là nguồn điện được sản xuất từ vật liệu sinh khối. Sinh khối có thể chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua một số phương pháp như đốt trực tiếp, khí hóa, nhiệt phân, phân hủy kỵ khí. Các phương pháp khác nhau sử dụng các loại sinh khối khác nhau.
So với nhiều lựa chọn năng lượng tái tạo khác, sinh khối có lợi thế về khả năng điều phối, có nghĩa là nó có thể điều khiển và có sẵn khi cần, tương tự như các hệ thống phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, nhược điểm của sản xuất điện từ sinh khối đó chính là việc nhiên liệu cần phải được mua, nhận hàng, lưu trữ và thanh toán (Không giống với năng lượng mặt trời, năng lượng gió hay năng lượng nước). Ngoài ra, việc đốt trực tiếp vật liệu sinh khối có thể tạo ra khí thải, quy trình này cần phải được theo dõi và kiểm soát cẩn thận để đảm bảo các quy định về an toàn và môi trường.
Cách tạo ra điện từ sinh khối
Như đã nói ở trên, có nhiều phương pháp để tạo ra điện từ sinh khối. Trong phần này, chúng tôi sẽ giải thích một số cách tạo ra điện từ sinh khối.
Đốt trực tiếp sinh khối
Cách đơn giản nhất để chuyển sinh khối thành điện đó là đốt trực tiếp sinh khối - đây cũng là phương pháp mà hầu hết các nhà máy điện sinh khối áp dụng.
Họ đốt sinh khối trực tiếp để tạo ra hơi nước áp suất cao, điều khiển máy phát tuabin để tạo ra điện. Thông thường, các vật liệu sinh khối từ gỗ như viên nén gỗ, dăm gỗ, mùn cưa được sử dụng trong trường hợp này.
Một hệ thống phát điện sinh khối đơn giản gồm có các thành phần chính sau đây:
-
Thiết bị lưu trữ và xử lý nhiên liệu
-
Lò đốt
-
Nồi hơi
-
Bơm
-
Quạt
-
Tuabin hơi
-
Máy phát điện
-
Tháp làm mát
-
Kiểm soát khí thải
-
Điều khiển hệ thống (tự động)
Khí hóa sinh khối
Một bộ khí hóa sinh khối lấy sinh khối khô như chất thải nông nghiệp (bã ngô, rơm... ), trong điều kiện không có oxy và nhiệt độ cao sẽ tạo ra khí tổng hợp (CO + H2), còn được gọi là nhiệt phân sinh khối. Quá trình khí hóa biến sinh khối ướt (như chất thải thực phẩm hay phân chuồng) thành khí metan (CH4) trong bể phân hủy.
Cả khí metan và khí tổng hợp có thể được sử dụng trong động cơ khí hoặc tuabin khí để sản xuất điện.
Pin nhiên liệu
Cách thứ 3 để sản xuất điện sinh khối đó là sử dụng pin nhiên liệu. Nếu chúng ta có khí sinh học/khí tổng hợp sinh học với độ tinh khiết đủ cao, chúng ta có thể sử dụng pin nhiên liệu để sản xuất điện sinh học. Các tế bào nhiên liệu bị phá vỡ nhanh chóng nếu khí chứa tạp chất. Hiện tại thì phương pháp này chưa được thương mại hóa.
Các nhiên liệu sinh học như ethanol, dầu diesel sinh học và dầu sinh học cũng có thể được sử dụng để sản xuất điện trong hầu hết các loại máy phát điện được chế tạo cho xăng hoặc dầu diesel.
Hiệu quả của các nhà máy điện sinh khối
Việc tạo ra điện từ sinh khối không chỉ cung cấp điện mà còn rất nhiều nhiệt để phục vụ quá trình sản xuất khác. Trong một số ngành công nghiệp, hơi nước được chiết xuất hoặc còn thừa từ nhà máy điện được sử dụng cho quy trình sản xuất hoặc sưởi ấm cho các tòa nhà. Hệ thống điện và nhiệt kết hợp này là tăng hiệu suất năng lượng tổng thể lên khoảng 80% từ các hệ thống chỉ sử sụng điện sinh khối tiêu chuẩn với hiệu suất khoảng 20%.
Chi phí dành cho các nhà máy điện nhiệt kết hợp như vậy tăng lên, nhưng nó sẽ mang đến tiết kiệm trong dài hạn đi kèm với hiệu quả năng lượng tốt hơn.
Trên đây là một số chia sẻ của viên nén gỗ Gia Vũ về điện sinh khối. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu điện sinh khối là gì? Những cách tạo ra điện sinh khối và những lợi ích của nó.